0904641583
0904641583
Đất dự án

Thông tin mô tả

Dự án với diện tích 45ha (450.000m2) đất sản xuất kinh doanh ( đất công nghiệp nhà xưởng) Hải Dương với giá rẻ, đầy đủ hạ tầng, vị trí đẹp, giao thông thuận tiện, doanh nghiệp vào xây dựng được ngay ( cần tư vấn gọi ngay Hotline: 0904 641 583)


Thông tin chi tiết: (Mua bán dự án) - Bán/Chuyển nhượng toàn bộ 45ha Đất công nghiệp nhà xưởng tại Thanh Miện, Hải Dương, đường QL 38B, gần quốc lộ 5 và cao tốc Hà nội - Hải Phòng

1.Dự án:
- Diện tích đất: 45ha (450.000 m2), có thể tách dự án 10 -15ha đất sản xuất kinh doanh nằm ngoài khu công nghiệp, độc lập, không phụ thuộc chủ đầu tư hạ tầng, phù hợp xây dựng nhà xưởng, nhà máy sản xuất hoặc cho thuê
- Mục đích sử dụng đất: đất cơ sở sản xuất kinh doanh thời hạn 50 năm

2. Hiện trạng:
Đất đã san lấp xây tường bao, hạ tầng kỹ thuật đầy đủ, mặt đường quốc lộ. Phù hợp làm sản xuất, kho bãi, logistics.
- Vị trí: Khu vực Thanh Miện, Bình Giang, Hải Dương, quốc lộ 38B, gần đường QL5 (Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Cảng Hải Phòng) và cao tốc Hà nội - Hải phòng, giao thông thuận tiện, xe container ra vào 24/24.

- Khoảng cách:

– Cách trung tâm Hà Nội ~ 60 km.

– Đường thủy – Cách cảng Đình Vũ Hải Phòng  ~ 45km.

– Đường không – Cách sân bay quốc tế Nội Bài: ~  80 km.

3. Tình trạng pháp lý:
- Sổ đỏ chính chủ ( đã bao gồm: chứng nhận đầu tư, quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...)
- Đất thuê 50 năm trả tiền thuê đất hàng năm (có thể xin chuyển trả tiền thuê đất 1 lần)
4. Hình thức chuyển nhượng: Chuyển nhượng toàn bộ hoặc tách dự án từ 10ha ( Mua bán dự án ) ( , chuyển nhượng dự án )
Hồ sơ pháp lý đầy đủ, thủ tục chuyển nhượng nhanh chóng, bao gồm thủ tục sang tên cho người mua, chuyển nhượng dự án (chuyển nhượng cổ phần), giữ nguyên hoặc điều chỉnh chứng nhận đầu tư, hợp đồng thuê đất (nếu cần)
Giá bán rẻ, vượt trội so với đất trong khu công nghiệp:  (thương lượng).
Mời liên hệ trực tiếp: Công ty CP TM Đầu tư Vinato Việt Nam
ĐT: 0243 2007495
Hotline: 0904 641 583

Nguồn: Sàn Giao dịch dự án Vinato VN

Thông tin tham khảo:

HẢI DƯƠNG TẬP TRUNG CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

Hải Dương có vị trí quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và kề sát vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ.

Hải Dương có vị trí quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và kề sát vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ. Đây là nơi có lợi thế vô cùng lớn trong việc giao lưu, trao đổi thương mại với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên.

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương đã tập trung khai thác mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đặc biệt là tỉnh chú trọng phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị sản xuất; nỗ lực đẩy mạnh thu hút đầu tư, tái cơ cấu và xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; coi đây là các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.

Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Giai đoạn 2011-2015, kinh tế tỉnh Hải Dương ước tính đạt tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,2%/năm (giá so sánh năm 2010) cao hơn so mức tăng trưởng chung của cả nước (5,9%/năm).

Ngành công nghiệp luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các ngành kinh tế khác, góp phần đẩy mạnh tốc độ trưởng kinh tế của tỉnh. Trong giai đoạn 2011 - 2015, ngành công nghiệp tăng 14,1%/năm trong, cao hơn tăng trưởng ngành thương mại dịch vụ (7%/năm), và cao hơn nhiều ngành nông - lâm - thủy sản (3,6%/năm).  

Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng  công nghiệp về giá trị gia tăng đạt 10,9%/năm và tăng trưởng giá trị sản xuất đạt khoảng 13,1%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (theo giá so sánh năm 2010) năm 2020 ước đạt khoảng 225 nghìn tỷ đồng và đóng góp khoảng 50,5% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.

Năm 2019, mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn và diễn biến phức tạp nhưng tình hình sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận.

Chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2019 tăng 3,0% và tăng ở hầu hết các ngành. Trong nhóm ngành chính, công nghiệp khai khoáng tăng 3,9%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%; cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 4,7%.

Sản xuất  công nghiệp của tỉnh vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khả quan với mức tăng 10,2%, trong đó tác động của từng nhóm ngành đến mức tăng chung cụ thể như sau: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,6%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hoà tăng 7,4%; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 12,8%; riêng ngành khai khoáng giảm 6,3%.

Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2020, dự kiến tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ chiếm 91,7% tổng sản phẩm trên địa bàn, tăng rất mạnh so với thời điểm đầu nhiệm kỳ (chiếm 7,8%); mô hình tăng trưởng chuyển dịch dần từ chiều rộng sang theo chiều sâu, trên cơ sở phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế và dịch vụ thương mại.

Ðến nay, Hải Dương đã quy hoạch, xây dựng 18 khu công nghiệp (KCN), với tổng diện tích quy hoạch gần 4.000 ha; lập quy hoạch 32 cụm công nghiệp (CCN), tổng diện tích hơn 1.000 ha. Các KCN, CCN được quy hoạch gắn với quy hoạch phát triển đô thị và hành lang phát triển của các vùng trong tỉnh Hải Dương, dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Các KCN, CCN đã góp phần quan trọng vào việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Việc phát triển các khu, CCN góp phần hình thành và phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như dịch vụ tín dụng - ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ nước, điện, dịch vụ logicstic…

Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Mức độ liên kết trong phát triển công nghiệp tỉnh Hải Dương với các tỉnh trong và ngoài vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ còn thấp. Tỉnh còn nhiều hạn chế trong việc phối kết hợp và chủ động khai thác những lợi thế chung của vùng.

Một số ngành công nghiệp như da giày, dệt may, cơ khí... chủ yếu là thực hiện theo hình thức gia công cho nước ngoài, lắp ráp thành phẩm, nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu sản xuất nên giá trị gia tăng thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp nhìn chung chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu để phát triển ngành công nghiệp mang tính hiện đại hóa và chuyên môn hóa ngày càng cao.

Việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ còn chậm, đầu tư cho nghiên cứu phát triển hạn chế, ứng dụng công nghệ cao còn ít; năng suất, chất lượng thấp; sức cạnh tranh hạn chế, gây ô nhiễm môi trường; Sản xuất gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, giá trị gia tăng thấp.

Công tác thu hút đầu tư và hỗ trợ cho đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở cho các khu, CCN gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các CCN chưa được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt; chấp thuận chủ trương đầu tư chưa tập trung vào các khu, CCN;…

Những tồn tại và hạn chế trên là do những nguyên nhân:

- Ảnh hưởng biến động giá cả thị trường, thay đổi cơ chế chính sách, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, tiêu thụ chậm, giá giảm mạnh, chi phí nguyên vật liệu tăng, thiếu vốn đầu tư cho phát triển...

- Quy mô, trình độ công nghệ, trình độ quản lý và trình độ của đội ngũ công nhân lao động còn ở mức thấp. Hệ thống cơ chế chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp còn thiếu đồng bộ.    

- Thiếu cơ chế phối hợp giữa các ngành và các cấp, chưa khuyến khích phát triển các nhóm ngành công nghiệp chủ lực, các sản phẩm có tính cạnh tranh, thu hút các dự án sử dụng kỹ thuật, công nghệ cao, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và thân thiện môi trường.

- Đầu tư hạ tầng tại các CCN vẫn còn yếu, chưa có được giải pháp xã hội hóa đầu tư hạ tầng trong các KCN, CCN một cách có hiệu quả.

Mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới

Giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu tốc độ tăng trưởng công nghiệp về giá trị gia tăng đạt 15,2%/năm và về giá trị sản xuất đạt khoảng 15%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (theo giá so sánh năm 2010) năm 2025, đạt khoảng 452 nghìn tỷ đồng và đóng góp 59,2% trong cơ cấu GRDP của tỉnh

Giai đoạn đến năm 2025, tập trung phát triển một số ngành như: công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc thiết bị và gia công kim loại; công nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử; công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo; công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và lắp ráp điện tử; công nghiệp hoá chất; phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Giai đoạn sau năm 2025, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chú trọng khâu thiết kế, tạo mẫu sản phẩm; khẳng định vị thế các ngành công nghiệp hỗ trợ Hải Dương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước...; phát triển ngành công nghiệp môi trường, ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng.

Định hướng phát triển công nghiệp Hải Dương là phát huy tối đa những tiềm năng thế mạnh của tỉnh trong giai đoạn tới; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến  tạo cơ hội tham gia thị trường quốc tế; lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, tiêu tốn ít tài nguyên, thân thiện môi trường, tăng nhanh hàm lượng khoa học, công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa hoá trong sản phẩm công nghiệp.

Để đạt được những mục tiêu trên, ngành công nghiệp Hải Dương cần thực hiện tốt các giải pháp như sau:

- Tăng cường đào tạo, phát triển nhân lực; đầu tư phát triển và quản lý cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp; thực hiện tốt cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, hiệu quả sử dụng đất công nghiệp. Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư, kinh doanh thương mại.

- Chú trọng xây dựng quan hệ liên kết phát triển giữa các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Ưu tiên nguồn ngân sách tỉnh cho hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp; thực hiện tốt việc hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp; nâng cao năng lực quản lý, đầu tư bên trong khu, CCN.

- Thực hiện triển khai hiệu quả hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp; nâng cao năng lực quản lý điều hành, sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn, sản xuất sạch trong công nghiệp; phát triển công nghiệp nông thôn,...

- Khuyến khích, kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng; thu hút các nguồn vốn xã hội hóa cho phát triển hạ tầng khu, CCN đã có quy hoạch.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng phát triển công nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực có kỹ thuật, nhất là lao động kỹ thuật cao cho phát triển sản xuất công nghiệp.

- Thường xuyên tiến hành việc đánh giá hiện trạng môi tr­ường đối với các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất hiện có.

- Phát triển công nghiệp phải gắn với công tác bảo vệ môi trường. Thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; tăng cư­ờng công tác quản lý trong công tác kiểm tra, kiểm soát về xả thải của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.

- Thực hiện việc đầu tư đổi mới công nghệ theo phương thức: hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất, đặc biệt các công đoạn có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm; đối với các dự án đầu tư mới cần cân nhắc, lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp, không sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu, đã qua sử dụng.

- Liên doanh, liên kết cùng triển khai dự án phát triển các sản phẩm công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, thay thế nhập khẩu hoặc hướng về xuất khẩu.

- Xây dựng và triển khai các dự án phát triển công nghiệp quy mô vùng, nhất là các dự án lớn liên quan đến các tỉnh lân cận nhau, ưu tiên các dự án phát triển công nghiệp có hàm lượng vốn và khoa học công nghệ cao.

Nguồn: Báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Hải Dương


Tags
ban dat cong nghiep hai duong 10ha - 45ha mua ban du an dat san xuat kinh doanh hai duong dat cong nghiep hai duong 10ha dat san xuat hai duong cho thue dat nha xuong hai duong can mua dat san xuat cong nghiep hai duong ban nha xuong hai duong Bán/chuyển nhượng đất sản xuất công nghiệp 10ha - 40ha Hải Dương(0904641583)
SẢN PHẨM CÙNG LOẠI
Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư VinaTo Việt Nam
Tầng 2, Tòa nhà Detech Tower, Số 8 Tôn Thất Thuyết, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Chi nhánh 1: Km17, Quốc lộ 5A, TT Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên
ĐT: 0243 2007 495.  Email: vinatolands@gmail.com  Web: http://vinato.com.vn
Lượt xem: 4133804
Đang online: 3