THỦ TỤC XIN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CỤM CÔNG NGHIỆP 1. Doanh nghiệp đăng ký đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm cụm công nghiệp, lập và nộp các hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, gồm: - Văn bản đề nghị, trong đó cần ghi rõ: thông tin doanh nghiệp, nội dung xin đầu tư, vị trí và diện tích cụm công nghiệp xin đầu tư,… cam kết thực hiện đầu tư theo đúng quy định pháp luật. - Bản đồ vị trí cụm công nghiệp xin đầu tư kinh doanh hạ tầng . 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến các sở, ngành và địa phương có liên quan, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, có chủ trương. 2. Thành lập cụm công nghiệp Nộp hồ sơ tại Sở Công thương, chi tiết: THỦ TỤC THÀNH LẬP CỤM CÔNG NGHIỆP 1. Điều kiện thành lập cụm công nghiệp: a. Có trong Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đã được phê duyệt; b. Có khả năng đạt tỷ lệ lấp đầy không thấp hơn 30% trong vòng một năm sau khi thành lập; c. Có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp. 2. Thủ tục thành lập cụm công nghiệp: a. Căn cứ điều kiện thành lập cụm công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập hồ sơ đề nghị thành lập cụm công nghiệp nộp Sở Công Thương để tổ chức thẩm định. b. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thẩm định hồ sơ thành lập cụm công nghiệp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ kèm theo văn bản thẩm định của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc không thành lập cụm công nghiệp. Quyết định thành lập cụm công nghiệp được gửi cho Bộ Công Thương 01 (một) bản để theo dõi và chỉ đạo chung. 3. Hồ sơ thành lập cụm công nghiệp gồm: a. Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thành lập cụm công nghiệp; b. Báo cáo đầu tư thành lập cụm công nghiệp; c. Bản sao hợp lệ quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp (hoặc văn bản bổ sung quy hoạch) trên địa bàn tỉnh; các văn bản liên quan khác (nếu có). Hồ sơ được lập thành 08 bộ, nộp tại Sở Công Thương (trong đó có 02 bộ hồ sơ gốc). 4. Nội dung chủ yếu của Báo cáo đầu tư thành lập cụm công nghiệp gồm: - Sự cần thiết thành lập cụm công nghiệp; - Nhu cầu thực tế và sự phù hợp với các quy hoạch liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng …); - Hiện trạng sử dụng đất và định hướng bố trí các ngành nghề, cơ cấu sử dụng đất và dự kiến thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp; - Dự kiến ranh giới, diện tích đất, khả năng đấu nối công trình hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào; báo cáo đánh giá tác động môi trường của cụm công nghiệp; định hướng sơ bộ, phân tích và lựa chọn giải pháp đầu tư các công trình hạ tầng cụm công nghiệp; - Dự kiến phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư; - Dự kiến hiệu quả về kinh tế, xã hội của cụm công nghiệp; - Xác định sơ bộ nguồn vốn đầu tư, chủ đầu tư và phương thức thực hiện, phương thức quản lý đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng cụm công nghiệp; - Dự kiến khả năng cho thuê đất sau khi thành lập; - Các giải pháp và tiến độ thực hiện. 3. Thẩm định quy hoạch chi tiết Nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng, 4. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, 5. Quyết định chủ trương đầu tư Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, 6. Thu hồi, giao đất, cho thuê đất Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành không quy định riêng trình tự, thủ tục thu hồi, giao đất, cho thuê đất để đầu tư cụm công nghiệp. Hiện nay, bộ thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 2360/QĐ-UBND ngày 10/9/2015 về việc công bố và bãi bỏ thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
7. Cấp giấy phép xây dựng Nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng, Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Sàn giao dịch dự án Việt nam
|